“Giàu chơi vàng, sang chơi ngọc” – Trong văn hóa của người Trung Quốc từ hàng ngàn năm qua, ngọc phỉ thúy được coi là biểu tượng của sự sang trọng, quý phái, tinh tế và quyền lực, không những thế nó còn là minh chứng cho lòng tốt và trí tuệ của chủ nhân. Bởi vậy sức hút của ngọc chưa bao giờ giảm, bề dày lịch sử cho thấy sự đam mê ngọc của người Trung Quốc đã có từ hơn 8000 năm trước và ngày nay sự ngưỡng mộ với ngọc khiến nhiều người không khỏi thốt lên: Ngọc phỉ thúy chính là bảo vật hiếm có nơi trần thế.
Nguồn gốc, lịch sử Ngọc Phỉ Thúy (ngọc Jadeite, Cẩm thạch): là loại đá quý nguồn gốc từ Myanmar. Theo tích xưa ghi lại, trước đây có một loại chim chỉ xuất hiện trong các khu rừng rậm, rất hiếm gặp và chúng có bộ lông vô cùng đặc biệt: nhìn chính diện thì có màu xanh biếc, nhìn nghiêng lại thấy màu đỏ tím. Những cổ nhân xưa yêu thích thi họa thường gọi màu đỏ là phỉ, màu xanh là thúy, chính vì vậy chữ “phỉ thúy” trong quá khứ là tên của một loài chim có bộ lông đặc biệt sống trong rừng. Rồi tới khi có một loại ngọc được du nhập từ Myanmar vào Trung Quốc, loại ngọc này ngay lập tức khiến nhiều người phải mê đắm khi được chiêm ngưỡng vì màu sắc của nó: thuần khiết, lung linh như màu của con chim phỉ thúy. Từ ngày đó, cái tên ngọc phỉ thúy ra đời.
Từ xa xưa cho tới bây giờ, ngọc vẫn được xem như kết tinh thần khí của trời đất. Ngọc phỉ thúy đang trỗi dậy thay thế vị trí truyền thống của vàng và kim cương, bởi giá trị của nó không chỉ là kinh tế mà ẩn sâu trong nó còn rất nhiều những giá trị vô giá khác:
Sự quý hiếm và độc nhất
Trong khi vàng và kim cương đã trở lên quá phổ biến, mất dần đi sự độc đáo và đặc biệt – yếu tố tiên quyết của trang sức, thì ngọc phỉ thúy lại càng ngày càng thể hiện được giá trị của nó, đặc biệt ở sự quý hiếm và độc nhất.
Bởi ngọc phỉ thúy được hình thành trong điều kiện rất đặc biệt là nhiệt độ xuống rất thấp, áp suất lại rất cao với thời gian khoảng vài trăm triệu năm. Mà thông thường càng vào lõi Trái Đất thì nhiệt độ và áp suất đều tăng, chính vì vậy cần một chấn động ở vỏ trái đất mới có thể hình thành Phỉ Thúy, đó là lí do Phỉ Thúy xuất hiện ở những nơi có núi lửa phun trào. Vì vậy, nguồn ngọc phỉ thúy rất ít ỏi và hiếm hoi, trong khi đó việc khai thác cũng cực kỳ khó khăn. Khai thác ngọc là một ngành nghề thủ công, ngọc thường nằm trong những lớp đất đá sâu hàng chục mét, người thợ khai thác phải tốn hàng tuần, thậm chí hàng tháng đổ mồ hôi, xương máu mới có thể tìm được khối ngọc với kích thước đủ để chế tác thành trang sức. Và trong vô vàn những khối ngọc đó thì chỉ có một phần nhỏ đạt tiêu chuẩn cao mà thôi, bởi thế nên ngọc phỉ thúy đã quý lại càng quý hơn.
Đồng thời khi ngọc phỉ thúy có được chế tác thành vòng đeo tay, nhẫn, bông tai … thì không giống như kim cương hay vàng, nhìn loại nào cũng giống nhau mà ngọc phỉ thúy tuy hình dạng được chế tác giống nhau nhưng chúng vẫn có sự khác biệt. Tuy cùng là vòng hay nhẫn …nhưng mỗi một lại có màu sắc, độ trong, kết cấu, sự phân bố màu, đường vân… khác nhau. Vì thế ngọc phỉ thúy luôn được ưa chuộng cũng bởi sự độc nhất vô nhị của nó – khi sử dụng ngọc phỉ thúy sẽ tôn lên đẳng cấp trong gu thời trang của người sử dụng.
Giá trị trên sức khỏe
Trên thực tế, tác dụng y học của ngọc đối với cơ thể con người đã được biết đến từ thời cổ đại, và cũng được ghi chép trong các kiệt tác y học Trung Quốc nổi tiếng như "Thần Nông bản thảo", "Đường bản thảo", và "Bản thảo cương mục". Theo mô tả trong "Bản thảo cương mục - Kim và Đá tập 8": Ngọc có tác dụng "giải nhiệt dạ dày, chữa khó thở và cáu kỉnh, nuôi dưỡng tóc, nuôi dưỡng năm cơ quan nội tạng, làm mềm gân và chắc xương, giải khát, làm ẩm tim và phổi, hỗ trợ giọng nói và cổ họng, làm dịu tâm hồn, có lợi cho mạch máu, làm sáng mắt và tai, có thể làm dịu cơ thể và tâm trí của con người.
Ngoài ra ngọc còn có rất nhiều những giá trị khác trên sức khỏe như dưỡng tâm an thần, xoa dịu những stress, căng thẳng, áp lực, mệt mỏi trong tâm trí chúng ta, giúp người đeo ngọc có cảm giác thư thái, dễ chịu và ngủ ngon hơn, giúp nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Vì thế, ngọc được ưa chuộng không chỉ vì là món đồ trang sức rất giá trị mà còn vì lợi ích trên chính sức khỏe của người sử dụng.
Giá trị tâm linh
Trong truyền thống Trung Quốc, hình khắc trên ngọc vô cùng phong phú và đa dạng, mang hàm ý sâu sắc không thể kể hết. Mỗi hình khắc lại mang một ý nghĩa khác nhau. Những hình thường được khắc trên ngọc gồm Quan Âm, Phật, hồ lô, quả đậu, hồ đào, khấu bình an … Mỗi hình này sẽ mang hàm ý xua đuổi ma quỷ, cuộc sống tốt đẹp, thuận lợi hơn, sức khỏe dồi dào và vạn sự như ý, sự nghiệp thăng tiến, trường thọ nhiều phúc lộc.
Biểu tượng của sự cao quý và giàu có
Ngọc phỉ thúy còn được người đời đặt cho 1 cái tên khác nữa là “viên ngọc của Thiên đường. Nếu trên đường, tình cờ bạn nhìn thấy 1 người đeo 1 chiếc nhẫn ngọc phỉ thúy xanh và cổ tay đeo một chiếc vòng ngọc cùng màu, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn biết được giá trị của chiếc nhẫn có thể bằng một chiếc ô tô, còn chiếc vòng thậm chí còn đổi được 1 ngôi biệt thự sang trọng. Bởi vậy, người Trung Quốc có câu “Ngọc tuy im lặng nhưng có thể nói lên sở thích, cảm xúc, tính cách, khí chất và đẳng cấp của bạn”. Các triết gia Trung Hoa cổ đại, bao gồm Khổng Tử, đã từng ca ngợi ngọc phỉ thúy vì khả năng phản ánh những phẩm chất đạo đức. Ông coi ngọc là biểu tượng của lòng nhân từ, trí tuệ, lòng trung thành và sự trung thực – những giá trị cốt lõi trong triết lý Nho giáo.
Giá trị văn hóa và lịch sử
Sở hữu một miếng ngọc phỉ thuý không chỉ là sở hữu một báu vật mà còn là sở hữu một phần của lịch sử và văn hóa nhân loại. Nếu chúng ta xem phim Trung Quốc sẽ thấy sự xuất hiện rất nhiều của ngọc, từ phim hiện đại cho tới phim cổ trang. Điều đó cũng phản ánh đúng thực tế giá trị của ngọc với lịch sử văn hóa. Trong triều đại hoàng đế Càn Long, ông đã cho xây dựng Như Ý Quán – nơi chuyên chế những khí cụ, đồ vật bằng ngọc trong cung. Đây là nơi thu thập các viên ngọc phỉ thúy đẹp nhất và được chế tạo thành đồ vật.
Một nhân vật khác cũng say mê ngọc không kém đó là Từ Hi Thái Hậu, trong cung điện của bà có thể thấy kho tàng các loại đồ vật làm từ ngọc phỉ thúy. Uống trà thì dùng chén ngọc phỉ thúy, ăn cơm dùng đũa ngọc phỉ thúy, cổ tay đeo vòng ngọc phỉ thúy, trên tóc cái trâm ngọc phỉ thúy v.v. Nối tiếng nhất phải nói đến “Thúy ngọc bạch thái” hiện đang được cất giữ tại bảo tàng cố cung Đài Bắc - được coi là báu vật của bảo tàng.
Ngoài ra, có một nhân vật nữa không thể không kể tới đó là Tống Mỹ Linh – một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, là phu nhân của Tưởng Giới Thạch. Bà là người đầu tiên dẫn đường cho thời trang ngọc phỉ thúy. Trong cuộc đời mình, bà đã sưu tầm rất nhiều trang sức ngọc phỉ thúy, nổi tiếng nhất trong số đó là vòng tay xoắn bằng ngọc phỉ thúy bà thường đeo.
Giá trị kinh tế
Ngọc phỉ thúy được ưa chuộng bởi khả năng giữ giá cực kỳ tốt. Giá trị của ngọc phỉ thúy đến từ nhiều khía cạnh, không chỉ là vẻ đẹp, độ hiếm, sự độc đáo, giá trị trên sức khỏe, văn hóa, lịch sử mà còn đến từ sự đầu tư và sưu tầm của những người yêu thích và am hiểu về loại đá quý này. Ngọc phỉ thúy type A càng đeo càng đẹp, càng đeo càng tốt, người ta có câu “ngọc dưỡng người, người dưỡng ngọc” … nên giá trị của ngọc không hề giảm đi theo thời gian mà càng ngày càng nâng cao hơn.
Tất cả những công dụng tuyệt vời trên chỉ có được khi bạn đeo ngọc phỉ thúy type A – ngọc tự nhiên, không qua xử lý hóa chất, nhuộm màu như ngọc type B,C. Unijade cam kết chỉ cung cấp các sản phẩm ngọc phỉ thúy đã được kiểm định type A tại Doji, không răn sớ, rạn nứt, màu sắc hoàn hảo! Quý khách liên hệ: 0966.289.288 để được tư vấn mua hàng!